COP27: Các quốc gia Nam bán cầu cần tới hơn 2.000 tỷ USD mỗi năm
Công bố hôm 08/11, Chủ tịch COP ước tính các quốc gia miền Nam sẽ cần hơn 2 nghìn tỷ đô la mỗi năm vào năm 2030 để tài trợ cho hành động cứu khí hậu và một nửa số tiền này phải đến từ nguồn tài trợ bên ngoài, gồm các nhà đầu tư, các nước phát triển và các tổ chức đa phương.


Các khoản đầu tư này sẽ dành cho các quốc gia mới nổi và các nước đang phát triển, được sử dụng để giảm lượng khí thải, xây dựng khả năng phục hồi, giải quyết tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cũng như khôi phục đất đai và thiên nhiên. Tổng số tiền cần thiết cho các mục tiêu này sẽ vào khoảng 2,4 nghìn tỷ đô la hàng năm vào năm 2030.
Trong số này, 1.000 tỷ đô la phải đến từ nguồn tài trợ bên ngoài nhờ các nhà đầu tư, các nước phát triển và các tổ chức đa phương. Phần còn lại sẽ đến từ nguồn tài chính của các quốc gia này, tư nhân hoặc công cộng.
"Để đảm bảo nguồn tài trợ từ bên ngoài, thế giới cần một bước đột phá và một lộ trình mới cho tài chính khí hậu”, đánh giá chung từ Vera Songwe, Nicholas Stern và Amar Bhattacharya, các nhà kinh tế học và khí hậu học.
Báo cáo đưa ra các hướng đi cụ thể như tổ chức lại các ngân hàng phát triển đa phương hoặc tăng các khoản vay lãi suất thấp hoặc bằng không từ các nước phát triển.
Vấn đề tài chính là trọng tâm của COP27. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi xem xét lại hoạt động của hệ thống tài chính quốc tế để giúp đỡ nhiều hơn một số quốc gia là nạn nhân của thảm họa như Pakistan, bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt lịch sử.