Hà Nội hướng tới giao thông xanh - đô thị sạch đẹp

Theo Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/7/2026, Hà Nội sẽ cấm mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Phía trong đường vành đai 1 là trung tâm hành chính và đô thị lõi của Thủ đô... Đây cũng là khu vực Thành phố đang triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. Theo đó, cùng với lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, cấm phương tiện gây ô nhiễm thì phương tiện giao thông xanh, xe buýt thân thiện với môi trường đang được khuyến khích sử dụng.

"Có thêm xe buýt điện sẽ có thêm lựa chọn cho người dân khi di chuyển, từ đó giảm ách tắc giao thông. Thứ hai là xe buýt điện thì nó ko phát thải ra môi trường, sẽ không gây ra hiệu ứng nhà kính,…", ông Hoàng Đình Dung, phường Ba Đình nói.

Còn chị Đỗ Thị Lan Hương, phường Mai Dich chia sẻ: Đi xe máy thì khói bụi, đi xe ô tô thì cũng tắc đường, nên xe buýt sẽ rất thuận tiện cho người dân. Đi xe buýt sẽ giảm bớt được lượng người tham gia giao thông, từ đó giảm được ô nhiễm môi trường…

Hiện Hà Nội đang vận hành 15 tuyến xe buýt điện và 10 tuyến xe buýt CNG với khoảng gần 300 xe… Phần lớn trong đó đều xuất phát ở khu vực trung tâm... 

Trong đề án phát triển giao thông xanh, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ chuyển đổi 100% xe buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh.

Cùng với xe buýt điện, Hà Nội hiện đang vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị... Một mô hình vận tải mới đang thu hút sự tham gia của nhiều người. Theo quy hoạch chung đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065, Thành phố sẽ đầu tư thêm 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617km.

Có thể thấy, Thành phố đang nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp để xây dựng đô thị theo hướng xanh, thông minh và bền vững...Và khi hệ thống vận tải công cộng hoàn thiện, thì không chỉ ở phạm vi vành đai 1 mà ở ngoại thành, người dân vẫn có thể di chuyển thuận lợi tới khắp địa bàn Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời

15 trả lời