Cận cảnh cá voi săn mồi ở vùng biển Gia Lai

Một con cá voi Bryde có kích thước lớn bất ngờ xuất hiện tại vùng biển Nhơn Lý (phường Quy Nhơn Đông, tỉnh Gia Lai), khiến nhiều người dân và du khách thích thú khi chứng kiến cảnh săn mồi ngoạn mục của loài cá quý hiếm này.

Đài PTTH Hà Nội
Những ngày đầu tháng 7, một gia đình cá voi Bryde gồm 3 cá thể đang đi kiếm ăn ở khu vực biển Vũng Bồi - Hòn Trâu - Đề Gi. Sau đó, một con cá voi xuất hiện thường xuyên (khoảng 1 tuần) ở khu vực bãi Nồm, cách bờ biển phường Quy Nhơn Đông (tỉnh Bình Định cũ) khoảng 3 km.

Đài PTTH Hà Nội
Cá voi Bryde là loài sống gần bờ, di chuyển theo mùa để tìm kiếm thức ăn. 
Đài PTTH Hà Nội
Theo chuyên gia, vào những tháng hè, vùng biển Gia Lai ghi nhận luồng nước ấm từ phía Nam, cuốn theo sinh vật nhỏ phù du. Đây là loại thức ăn yêu thích của cá voi Bryde.
Đài PTTH Hà Nội
Ở khu vực này, mọi người có thể thấy chúng phô diễn kỹ thuật lướt để hút luồng cá vào miệng, tạo nên hiện tượng dựng.
Đài PTTH Hà Nội
Du khách tham quan khu vực Kỳ Co - Eo gió thích thú khi tận mắt được chứng kiến cá Voi săn mồi.
Đài PTTH Hà Nội
Khi cá Voi nhô lên mặt nước thu mồi, thu hút từng đàn chim Nhàn lao tới để tranh thủ "cướp" cá. Mùa này, vùng biển Nhơn Lý thường xuất hiện từng đàn cá Liệt - món ăn ưa thích của cá Voi.
Đài PTTH Hà Nội
Mỗi lần nhô lên mặt nước săn mồi, cá Voi tạo nên hình ảnh kỳ thú (há miệng) khiến người dân và du khách vô cùng thích thú. 
Đài PTTH Hà Nội
Từng đàn chim Nhàn theo sát luồng cá Voi di chuyển. Vì thế các tay máy săn ảnh cá Voi có thể đoán được vị trí cá Voi sẽ xuất hiện.
Đài PTTH Hà Nội
Từ năm 2022 trở lại đây, cá voi Bryde là tâm điểm chú ý của người dân, du khách ở vùng biển Gia Lai (địa phận tỉnh Bình Định cũ). Đáng chú ý, tần suất xuất hiện của loài cá này ngày càng tăng.
Đài PTTH Hà Nội
Việc cá voi liên tiếp xuất hiện và lưu trú lâu ngày tại vùng biển Gia Lai được cho là tín hiệu tích cực, minh chứng môi trường biển đang được cải thiện rõ rệt. Đây là kết quả từ những nỗ lực bảo vệ tài nguyên biển, kiểm soát hoạt động khai thác tận diệt và khôi phục nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương.

Nhiếp ảnh gia Lê Hải Sơn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời