Luật Đường sắt 2025 gắn với giao thông công cộng

Luật Đường sắt 2025 dành riêng hai điều (25 và 26) để thúc đẩy phát triển đô thị theo mô hình TOD - đô thị gắn với giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt.

Điểm mới đáng chú ý là các địa phương được giữ lại tới 50% tiền khai thác quỹ đất TOD (với đường sắt quốc gia) và 100% với đường sắt địa phương, tạo nguồn lực mạnh mẽ đầu tư ngược lại cho hạ tầng. Ngoài ra, các quy trình quy hoạch TOD sẽ được tách khỏi thủ tục điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn hay kế hoạch sử dụng đất đã có, giúp rút ngắn thời gian triển khai.

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, đây là cú hích lớn giúp địa phương chủ động huy động vốn ngoài ngân sách, phát triển hạ tầng, giảm gánh nặng đầu tư công, đồng thời tăng giá trị sử dụng đất quanh nhà ga, mở đường cho các trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở kết nối giao thông hiện đại. Trong bán kính khoảng 400 - 800m quanh điểm giao thông công cộng, khu vực sẽ được phát triển đồng bộ với nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng; kết nối đi bộ thuận tiện, thân thiện với người dân; hạ tầng giao thông liên thông giữa các phương tiện: xe buýt, xe đạp, đường sắt đô thị, taxi, bãi đỗ xe.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

  • Quan tâm nhiều nhất
  • Mới nhất

15 trả lời

15 trả lời